Dù xuất phát điểm là một startup hay một công ty đã trụ vững qua nhiều thập kỷ, nhu cầu tiên quyết của một doanh nghiệp bán lẻ vẫn là thu hút thêm khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại. Để làm được điều đó, thực thi các chiến lược marketing (tiếp thị) là bước nên làm và cần được đầu tư.
Trong bài viết hôm nay, LBC International sẽ điểm qua danh sách những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất và đào sâu vào từng khía cạnh của mỗi phương thức để bạn dễ dàng hình dung và áp dụng cho doanh nghiệp.
Bằng cách truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới
1. Xuất hiện ở tất cả mọi nơi mà khách hàng có thể tiếp cận (đa kênh)
Không chỉ đơn thuần là một chiến dịch được cụ thể hóa, mấu chốt của tiếp thị bán lẻ hiệu quả còn nằm ở hệ thống các kênh và nền tảng phục vụ cho việc lan tỏa các sáng kiến của doanh nghiệp. Bạn cần hiểu rằng ngay cả những chiến thuật tiếp thị được đánh giá cao nhất cũng sẽ không hiệu quả nếu bạn không gặp khách hàng của mình ở nơi họ đang ở.
Vì vậy, trước khi nghĩ về khẩu hiệu hoặc những nội dung sắp triển khai, hãy dành chút thời gian để phân tích xem khách hàng tìm đến bạn từ đâu, họ sử dụng thiết bị/nền tảng nào, hiệu suất truyền thông của doanh nghiệp như thế nào… Theo đó, một số kênh thông thường có thể đem đến kết quả khả quan cho doanh nghiệp là hình thức trưng bày tại cửa hàng bán lẻ, công cụ tìm kiếm, tiếp thị kỹ thuật số và truyền miệng.
Đánh giá các dữ liệu về người dùng để xác định xem doanh nghiệp nên thực hiện chiến dịch bằng hình thức nào
2. Tối ưu những nguồn lực hiện có
Trước khi quan tâm đến những chiến lược tiếp thị về dài hạn, hãy bắt đầu với những nguồn lực có sẵn đang hiện hữu ngay trước mắt. Sau đây là những cách bạn có thể làm để tối ưu hóa những yếu tố này.
Bố trí và trưng bày hàng hóa (Visual merchandising)
Cách tốt nhất để tạo động lực cho khách mua hàng chính là thu hút được sự chú ý của họ bằng những mặt hàng được trưng bày đẹp mắt. Để có được tỷ lệ chốt đơn cao, bạn nên sắp xếp các sản phẩm mới, đang là xu hướng và được nhiều người dùng quan tâm ở những vị trí dễ thấy phía trước cửa hàng.
Ngược lại, hãy đặt những mặt hàng cơ bản hoặc đã qua mùa ở phía sau cửa hàng. Ngoài ra, đa số khách hàng thuận tay phải, vì vậy, hãy bố trí những sản phẩm đang được ưa chuộng ở hướng này.
Hãy sắp xếp những mặt hàng bán chạy ở các vị trí dễ tìm, dễ thấy
Trưng bày cửa sổ (Window display)
Khi trưng bày cửa sổ tại cửa hàng bán lẻ, điều cần làm chính là liên tục thay đổi hình thức trang trí và mặt hàng được trưng bày, ít nhất là một lần một tháng. Bởi lẽ, diện mạo đẹp mắt của những khung cửa sổ này sẽ giúp bạn tăng cơ hội bán được hàng.
Hình thức thiết kế và trang trí cửa sổ sẽ tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu, sự kiện hay mùa mua sắm quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kể câu chuyện thương hiệu thông qua những khu trưng bày tại cửa sổ theo những chủ đề phù hợp.
Cửa sổ được bày trí theo tông màu đỏ chủ đạo của thương hiệu Coach
Tiếp thị thông qua nhân viên (Employee branding)
Nhân viên chính là những marketer tốt nhất cho một doanh nghiệp, vì vậy, điều cần làm là luôn truyền động lực, niềm vui và cảm hứng cho họ. Hãy bắt đầu bằng việc thuê đúng người và đối xử tốt với họ. Từ đó, trải nghiệm của khách hàng sẽ tốt hơn và hài lòng hơn.
Nhân viên thân thiện là một trong những yếu tố góp phần làm đẹp hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng
3. Khai thác tối đa lợi ích từ mạng xã hội
Khi nhắc đến truyền thông trong ngành bán lẻ, có ba nền tảng doanh nghiệp nên xem xét để đầu tư nghiêm túc là Facebook, Instagram và Pinterest. Đây là những mạng xã hội luôn đặt người dùng ở trung tâm và điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Facebook: tùy theo ngân sách, bạn có thể chọn phương án tiếp thị phù hợp trên nền tảng này. Trong đó, truyền thông qua Facebook group và quảng cáo Facebook Ads là những cách làm hiệu quả nhất.
- Instagram: với hơn 800 triệu người dùng mỗi tháng, Instagram là kênh quan trọng trong bán lẻ. Để thu hút khách hàng, chọn lọc những hình ảnh thẩm mỹ để đăng tải, tận dụng hashtag và chức năng Story.
- Pinterest: nền tảng này có lợi thế về mặt hiển thị và tập hợp thông tin để người dùng tiến hành nghiên cứu trước khi mua hàng. Doanh nghiệp có thể tạo ra những nội dung trên Pinterest và điều hướng về trang mua hàng của mình.
Các nền tảng mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng thao tác và quyết định mua hàng nhanh chóng
4. Thương mại hợp nhất
Thương mại hợp nhất là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc tích hợp các nền tảng đa kênh (Omnichannel) vào một hệ thống phần mềm duy nhất, nơi mà bạn có thể phân tích toàn bộ dữ liệu từ các nguồn, các nền tảng khác nhau để có cái nhìn thống nhất về toàn bộ hoạt động bán hàng, khách hàng và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp một cách tập trung.
Nhờ đó, bạn có thể cung cấp trải nghiệm nhất quán và mang tính cá nhân hóa mỗi khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một nền tảng thương mại hợp nhất sẽ cho phép bạn và các bên thứ ba dễ dàng đổi mới và tạo ra sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ mua hàng, thanh toán mới.
Các trải nghiệm nhất quán sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng khi mua sắm
TÌM HIỂU THÊM VỀ PHẦN MỀM THƯƠNG MẠI HỢP NHẤT RETAIL PRO PRISM
Những chiến lược mở rộng tệp khách hàng trên đây đã được ứng dụng thành công với rất nhiều mô hình doanh nghiệp bán lẻ trên khắp thế giới. Hãy thử áp dụng, phân tích kết quả và rồi bạn sẽ có thể tìm ra hướng đi phù hợp cho riêng mình. Để cập nhật thêm những chiến lược hữu ích khác, mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Bài viết liên quan: 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 2)