Trong tương lai, công nghệ không tiếp xúc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh và sớm trở thành một yếu tố bắt buộc trong mua sắm toàn cầu.
Song song đó, các doanh nghiệp cũng phải tự nâng cấp chính mình thông qua việc cải thiện các giải pháp quản lý bán hàng, bao gồm việc áp dụng các mô hình thương mại hợp nhất, bán hàng và thanh toán không tiếp xúc,… Nếu không, doanh nghiệp rất có thể bị rơi lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ.
Bài viết liên quan:
- Từ bán lẻ đa kênh (Omnichannel) đến thương mại hợp nhất (Unified Commerce): Tại sao lại quan trọng?
- Unified commerce và vai trò trong ngành hàng bán lẻ
Các giải pháp quản lý bán hàng hiện đại đều hướng đến việc sử dụng công nghệ “không tiếp xúc”
1. Sự xuất hiện của xu hướng mua hàng không tiếp xúc
Mặc dù công nghệ không tiếp xúc đã xuất hiện hơn một thập kỷ, nhưng đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng và thúc đẩy nó trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành bán lẻ.
Các quy định về giãn cách an toàn khiến người tiêu dùng e ngại việc đến tận nơi mua hàng trực tiếp và có xu hướng đặt hàng cũng như thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, với những người trực tiếp mua sắm tại cửa hàng, việc sử dụng tiền mặt để thanh toán cũng không còn phổ biến như trước đây. Lý giải cho những xu hướng này chính là sự ra đời của công nghệ không tiếp xúc.
Có thể thấy, công nghệ không tiếp xúc đã và đang giúp thay đổi định hướng mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời phá vỡ rào cản giữa mua hàng trực tuyến và trực tiếp.
Công nghệ không tiếp xúc phá vỡ rào cản giữa mua hàng trực tiếp và trực tuyến
2. Sự thay đổi trong kỳ vọng và hành vi mua hàng của khách hàng
Những hình thức thanh toán truyền thống thường gây mất thời gian và kém hiệu quả cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng. Việc sử dụng tiền mặt dễ dẫn đến sự sai sót cũng như làm giảm sự an toàn trong bối cảnh dịch bệnh.
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ càng khiến người tiêu dùng kỳ vọng hơn vào việc thanh toán đơn giản, liền mạch chỉ thông qua một cú nhấp chuột, quét mã hoặc chạm trên màn hình. Theo Oracle Retail, có đến 71% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng tốc độ dịch vụ, trải nghiệm thanh toán và các hình thức giao hàng là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự trung thành, ưa thích của họ với các cửa hàng bán lẻ.
Để đáp ứng điều đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đổi mới giải pháp quản lý bán hàng của họ thông qua các mô hình thương mại hợp nhất (Unified Commerce) và sử dụng các giải pháp công nghệ không tiếp xúc. Do đó, nếu một doanh nghiệp đứng ngoài xu hướng này chắc chắn sẽ trở thành kẻ thua cuộc.
Để đáp ứng kỳ vọng ngày một cao của khách hàng, doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cấp hệ thống công nghệ
3. Tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch
Dù mua hàng trực tiếp hay mua hàng online, người tiêu dùng đều ưa thích một quá trình liền mạch, không trải qua quá nhiều bước trung gian, cũng như đảm bảo được các yêu cầu về không tiếp xúc thời dịch bệnh.
Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ nên thực hiện các giải pháp quản lý bán hàng liền mạch để tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Bao gồm đồng bộ dữ liệu bán hàng đa kênh cả trực tiếp lẫn online theo mô hình thương mại hợp nhất (Unified Commerce), triển khai các mô hình mua sắm kết hợp theo hình thức “pick-up” (mua hàng online và nhận hàng trực tiếp tại cửa hàng) và đảm bảo quá trình không tiếp xúc (từ giao nhận hàng cho đến thanh toán).
Việc chuyển đổi sang một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện và liền mạch sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng luân chuyển, lựa chọn qua lại giữa các kênh bán hàng. Từ đó, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành doanh số thật sự cho cửa hàng.
Tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch giúp giữ chân khách hàng
4. Tái định hình lại tương lai của ngành bán lẻ
Xã hội càng hiện đại, người tiêu dùng càng đặt kỳ vọng và đòi hỏi nhiều hơn đối với quá trình mua sắm của họ. Do đó, các nhà bán lẻ phải luôn theo sát và nắm rõ những gì khách hàng muốn, cho dù trong thời gian trước, trong hay sau đại dịch.
Đặc biệt, khi công nghệ càng phát triển, nhà bán lẻ càng phải nâng cấp các giải pháp quản lý bán hàng của họ, trong đó nên bao gồm các ứng dụng liên quan đến “thanh toán không tiếp xúc” như đổi mới về ví điện tử, thanh toán qua đường dẫn liên kết, quét mã QR…
Với hình thức mua sắm tại chỗ, nhà bán lẻ cũng cần tinh gọn, đơn giản hóa quy trình thanh toán thông qua các thiết bị thanh toán, máy POS… vừa đảm bảo nhanh chóng vừa an toàn.
Tối ưu hóa giải pháp quản lý bán hàng đóng vai trò quan trọng trong ngành bán lẻ
Trong tương lai, nhu cầu mua sắm và thanh toán trực tuyến được dự đoán sẽ ngày càng tăng, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cấp chính mình để không bị bỏ lại phía sau. Một trong các ưu tiên hàng đầu chính là cập nhật giải pháp quản lý bán hàng hiện đại và toàn diện nhất cho mô hình kinh doanh của mình.
LBC International là đơn vị cung cấp phần mềm Retail Pro Prism, một giải pháp phần mềm sáng tạo giúp các doanh nghiệp quản lý hệ thống kinh doanh của mình một cách toàn diện và hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi từ bây giờ để nhận được tư vấn sớm nhất.