Cách quản lý dòng tiền hiệu quả dành cho nhà bán lẻ

Đăng bởi lbc vào 02/11/2020

Tiền mặt vẫn thường được gọi là “vua” bởi chúng giúp nhà bán lẻ duy trì hoạt động doanh nghiệp, trả lương cho nhân viên và thực hiện các ý tưởng kinh doanh. Vì vậy, nhà bán lẻ luôn cần duy trì dòng tiền để có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, các yếu tố như nền kinh tế, đại dịch toàn cầu hay các chiến dịch kinh doanh không hiệu quả đã khiến nhiều nhà bán lẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng tiền mặt.

Nếu bạn là một nhà bán lẻ đang gặp phải khó khăn trên, hãy để LBC International giúp bạn tìm hiểu cách quản lý dòng tiền hiệu quả nhé!

Quản lý dòng tiền ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh

Quản lý dòng tiền ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh

1. Tổng quan về dòng tiền

Dòng tiền là gì?

Dòng tiền là lưu lượng tiền vào – ra của doanh nghiệp. Dòng tiền được tính bởi hai yếu tố: tiền thu từ khách hàng và tiền sử dụng cho các chi phí kinh doanh như trả lương nhân viên, khoản phải trả nhà cung cấp, thanh toán điện – nước,…

Dòng tiền tốt đồng nghĩa với lượng tiền vào lớn hơn lượng tiền ra, ngược lại, dòng tiền xấu xảy ra khi chi phí bỏ ra nhiều hơn lượng tiền thu vào.

Khi quản lý bán lẻ, dòng tiền sẽ chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố:

  • Tiền mặt: doanh nghiệp có bao nhiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và số tiền đó có thể giúp xoay sở trong bao lâu?
  • Hàng tồn kho: các sản phẩm tồn kho không được bán ra chiếm bao nhiêu trong tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp.
  • Nợ: có thể là nợ mà nhà bán lẻ cần trả hoặc nợ từ chính khách hàng chưa thanh toán cho nhà bán lẻ.

Các chỉ số về dòng tiền

Để quản lý dòng tiền, trước tiên bạn cần hiểu rõ các chỉ số khi nhắc đến dòng tiền. Trong đó, có 7 khái niệm chính:

  • Tỷ lệ CFO/Revenue: Tỷ lệ này thể hiện cụ thể bao nhiêu đồng dòng tiền sẽ được tạo ra từ 1 đồng doanh thu.
  • Asset Efficiency Ratio: Tỷ lệ đánh giá hiệu quả chuyển đổi từ tài sản tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ Current Liability Coverage Ratio: Mang đến đánh giá về khả năng trả nợ (thanh toán) của doanh nghiệp.
  • Long-term Debt Coverage Ratio: Tỷ lệ đánh giá sự ổn định tài chính dài hạn.
  • Interest Coverage Ratio: Tỷ lệ đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể hoàn trả lãi vay của các khoản vay nợ hay không?
  • Cash Generating Power Ratio: Tỷ lệ đánh giá khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp hoàn toàn dựa trên hoạt động kinh doanh, so sánh trên tổng dòng tiền vào của doanh nghiệp.
  • External Financing Ratio: Tỷ lệ so sánh giữa dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính với dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh để đánh giá sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào hoạt động tài chính.

Bạn cần hiểu rõ các chỉ số khi nhắc đến dòng tiền

Bạn cần hiểu rõ các chỉ số khi nhắc đến dòng tiền

2. Các phương pháp cải thiện dòng tiền

Thực hiện các phương pháp kiểm kho thông minh hơn

Quản lý dòng tiền bằng cách hạn chế hàng tồn kho là một giải pháp hiệu quả nhà bán lẻ nên áp dụng. Nhiều nhà bán lẻ sở hữu lượng tiền mặt lớn nhưng lại bị giam trong hàng tồn kho. Chỉ khi hàng tồn kho bán ra được thì nhà bán lẻ mới có thể thu hồi lại phần tiền đầu tư ban đầu. Vậy, phải làm sao để kiểm kho thông minh hơn?

Cải thiện giá trị hàng tồn kho

Các nhà bán lẻ có thể xem xét việc tăng giá trị sản phẩm của mình. Điều này giúp doanh thu và lợi nhuận của bạn tăng vọt và giá trị hàng tồn kho cũng tăng đáng kể.

Thanh lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho chính là lý do hàng đầu khiến các nhà bán lẻ thất thu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng tiền. Muốn quản lý dòng tiền hiệu quả, hãy dành thời gian để xem bạn có gì trong kho và bắt đầu lên kế hoạch để thanh lý số hàng này.

Cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề này chính là bán đi số hàng đang ở trong kho của bạn. Bạn có thể kết hợp bán cùng với các sản phẩm khác hoặc đưa ra các chiến lược giảm giá, đặt sản phẩm ở nơi dễ thấy (trước cửa ra vào, trên quầy tính tiền, gần khu vực chờ thanh toán…) để kích thích người tiêu dùng mua hàng.

Ngoài ra, cách quản lý dòng tiền của hàng tồn kho khác mà bạn có thể thử chính là bán hàng tồn kho cho các công ty khác. Tuy lợi nhuận không cao bằng việc bán lẻ nhưng bạn sẽ giải quyết số hàng tồn nhanh chóng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà bán lẻ sẽ thu về tiền mặt trong thời gian sớm hơn để xoay chuyển dòng tiền của mình.

Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee, Chợ Tốt,… để bán hàng. Hoặc sử dụng hàng tồn kho như quà tặng để kích cầu người tiêu dùng mua các sản phẩm khác cũng là một gợi ý bạn có thể áp dụng.

Thanh lý hàng tồn kho giúp nhà bán lẻ thu về tiền đầu tư ban đầu

Thanh lý hàng tồn kho giúp nhà bán lẻ thu về tiền đầu tư ban đầu

Cắt giảm chi phí và giờ hoạt động

Nhìn chung, để quản lý dòng tiền, nên hạn chế các chi phí và giờ hoạt động không cần thiết. Bất kỳ chi phí cố định hoặc biến đổi nào không đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận tiền mặt thực tế cần được loại bỏ một cách mạnh mẽ. Hãy xác định nhu cầu kinh doanh, cắt giảm các chi phí không thật sự cần thiết để hạn chế phí đầu tư doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần chi trả.

Để làm được điều này, bạn có thể tổng hợp các hóa đơn thanh toán (hóa đơn giấy và cả hóa đơn điện tử) trong một tháng, liệt kê các mục cần thanh toán và số tiền. Sau đó, xác định các phần tiền nào chưa hợp lý, có thể cắt giảm hay không.

Tuy nhiên, khi áp dụng cách quản lý dòng tiền này, cần lưu ý rằng trừ khi bạn không kinh doanh gì cả, nếu không thì bạn không nên tiết kiệm chi phí marketing. Nếu bạn vẫn đang bán hàng và đang có ý định bán hàng trực tuyến, marketing sẽ giúp việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

Hơn nữa, nhà bán lẻ cũng nên phân tích thời điểm bán hàng chậm nhất và đóng cửa hàng trong thời gian đó để xử lý các công việc kinh doanh khác như nghĩ các chiến lược để thanh lý hàng tồn kho.

Mở cửa theo lịch cố định trong một khoảng thời gian cụ thể là giải pháp hợp lý trong thời điểm chưa cải thiện được việc bán hàng ở các khung giờ vắng khách.

Nhà bán lẻ có thể đóng cửa vào các khung giờ không có khách hoặc có ít khách

Nhà bán lẻ có thể đóng cửa vào các khung giờ không có khách hoặc có ít khách

Có tiền mặt dự trữ

Một nguyên tắc quản lý dòng tiền nhỏ là hãy để dành một phần tiền mặt đủ để chi trả cho tất cả các chi phí cần thiết trong vòng 2 tháng. Điều này giúp bạn dễ dàng xoay xở trong trường hợp có các vấn đề đột xuất xảy ra như cửa hàng phải ngưng hoạt động một tháng chẳng hạn.  cho bản thân ít nhất 2 tháng chi phí để làm việc, trong trường hợp một

Hơn nữa, việc dự trữ tiền mặt còn giúp nhà bán lẻ hỗ trợ vốn cho cửa hàng tiếp theo hay nâng cấp hệ thống, sửa chữa kệ đựng hàng…

Nhà bán lẻ cần dự trữ một khoản tiền mặt cố định

Nhà bán lẻ cần dự trữ một khoản tiền mặt cố định

Hy vọng với những chia sẻ về cách quản lý dòng tiền của LBC International, nhà bán lẻ có thể tìm ra phương pháp quản lý hiệu quả nhất và cải thiện công việc kinh doanh của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nhé!