Tương lai của ngành bán lẻ – Các xu hướng mới trong năm 2020

Đăng bởi lbc vào 22/10/2020

Xuôi theo dòng chảy tiến bộ của các phát kiến và công nghệ mới, ngành bán lẻ đang bước vào giai đoạn “thay da đổi thịt” . Sự dịch chuyển này càng được nhấn mạnh khi đặt trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến mọi chủ thể trong nền kinh tế.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bức tranh thị trường, bài viết sau đây của LBC International sẽ phân tích những điểm mới này, đồng thời, tổng hợp các xu hướng bán lẻ sẽ chi phối ngành này trong tương lai.

Bộ mặt ngành bán lẻ sẽ thay đổi như thế nào kể từ năm 2020?

Bộ mặt ngành bán lẻ sẽ thay đổi như thế nào kể từ năm 2020?

1. Ngày tận thế của mô hình bán lẻ truyền thống đang đến gần

Sau một thời gian dài phân tán, thị trường bán lẻ đang có dấu hiệu hướng đến một mô hình đồng nhất hơn. Theo dự đoán của Pieter Lammens  – Giám đốc Lafayette Plug and Play (một trong những nền tảng bán lẻ hàng đầu châu Âu), trong vòng một năm nữa, chỉ những doanh nghiệp nhạy bén với xu hướng bán lẻ mới nhất có thể tồn tại và phát triển.

Trong đó, mục tiêu trước mắt cần được tập trung xây dựng chính là chuỗi cung ứng và tối ưu hàng hóa tồn kho. Ngành bán lẻ hiện đại đặt ra các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng mới mà các nhà bán lẻ truyền thống buộc phải thích nghi như giao hàng nhanh, đặt hàng trực tuyến bằng một cú nhấp chuột, vận chuyển đơn hàng, dễ dàng đổi trả.

Chỉ cần một cú nhấp, người tiêu dùng có thể dễ dàng giao dịch thành công

Chỉ cần một cú nhấp, người tiêu dùng có thể dễ dàng giao dịch thành công

Dù vậy, các cửa hàng truyền thống vẫn sẽ tồn tại, nhưng chức năng chính của chúng sẽ là tối đa hóa trải nghiệm khách hàng. Các công việc đơn giản như hậu cần sẽ chuyển dần sang tự động hóa, tuy nhiên, vai trò của con người sẽ không thể bị thay thế hoàn toàn. Bằng chứng là vẫn chưa có robot hay công cụ cá nhân hóa nào có thể biểu hiện tốt hơn một trợ lý bán hàng vững chuyên môn.

Các cửa hàng truyền thống được duy trì để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Các cửa hàng truyền thống được duy trì để nâng cao trải nghiệm khách hàng

2. Khai thác dữ liệu khách hàng ngày càng quan trọng

Song song với sự thoái trào của các cửa hàng truyền thống, khai thác dữ liệu khách hàng hay cá nhân hóa trải nghiệm cũng là một cơ hội phát triển dành cho các nhà bán lẻ – những doanh nghiệp nằm ở hạ nguồn của chuỗi giá trị. Định nghĩa một cách dễ hiểu, cá nhân hóa là giải pháp nhằm gia tăng sự gần gũi và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Theo Amelie Poisson, Giám đốc Tiếp thị Thương hiệu và Trải nghiệm khách hàng tại La Redoute, có 3 xu hướng bán lẻ chính sẽ định hình ngành này trong tương lai:

  • Sự phát triển của tiêu dùng có trách nhiệm: xuất phát từ ngành tiêu dùng thực phẩm, xu hướng này sẽ lan rộng trên tất cả các lĩnh vực khác. Đề cao sự bền vững là điều các thương hiệu phải sẵn sàng đáp ứng cho những kỳ vọng đến từ phía khách hàng.
  • Kinh doanh bán lẻ mới: hay nói cách khác là sự kết hợp giữa trải nghiệm vật lý và kỹ thuật số. Với xu hướng bán lẻ này, khách hàng có thể chọn phương thức mua hàng đa kênh bất kỳ mà họ muốn (ứng dụng riêng của cửa hàng, thanh toán không sử dụng tiền mặt,…).
  • Tiếp thị và tương tác với khách hàng theo phương thức mới: tin nhắn, mạng xã hội, các nền tảng toàn cầu như Tmall ở Trung Quốc.

Hệ thống dữ liệu khách hàng của các thương hiệu bán lẻ mang đến những trải nghiệm mua sắm kết hợp kỹ thuật số cho người mua hàng

Hệ thống dữ liệu khách hàng của các thương hiệu bán lẻ mang đến những trải nghiệm mua sắm kết hợp kỹ thuật số cho người mua hàng

3. Sự nhanh nhạy với xu hướng bán lẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Trong hơn 3 năm qua, ngành bán lẻ nói riêng và các ngành hàng khác của nền kinh tế đều trải qua nhiều biến động với quy mô khác nhau. Vì vậy, các thương hiệu cần có lập trường chủ động, đồng thời, nhanh chóng giải quyết những thách thức mà họ đang và sẽ gặp phải trước mắt.

Sự nhanh nhạy và phối hợp hiệu quả của toàn bộ nhân sự sẽ là chìa khóa phát triển cho các nhà bán lẻ nếu họ muốn chiếm ưu thế trên thị trường đang bị “thống trị” bởi những thương hiệu có nền tảng kỹ thuật số như Amazon hay Alibaba.

Hiện nay, nhiều nhà bán lẻ lớn đang trải qua quá trình tái cấu trúc nội bộ, cụ thể là tối ưu hóa tiếp thị và trao quyền cho nhân viên bán hàng, để họ có thể linh hoạt đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Đây cũng là điểm mấu chốt trong tính nhanh nhạy của nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các cửa hàng được dự đoán sẽ là nhân tố tạo ra sự khác biệt giữa nhà bán lẻ truyền thống và những thương hiệu khác. Thay vì chỉ đơn giản là nơi trưng bày và điểm mua hàng cho các sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ trong tương lai cũng có thể trở thành không gian tích hợp đa kênh để tạo ra những trải nghiệm trọn vẹn.

Trải nghiệm tại cửa hàng truyền thống sẽ là điểm chạm tạo nên sự khác biệt cho nhiều thương hiệu

Trải nghiệm tại cửa hàng truyền thống sẽ là điểm chạm tạo nên sự khác biệt cho nhiều thương hiệu

4. Những trải nghiệm mua sắm mới

Từ cuối năm 2017, ngành bán lẻ đã trải qua một cuộc cách mạng mới với việc ứng dụng công nghệ để biến mô hình kinh doanh trở nên hữu hình và đem lại những trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách hàng. Một ví dụ điển hình là công ty Amazon “thâu tóm” Whole Foods và cho ra đời Amazon Go.

Trong đó, điện toán đám mây và AI là những công nghệ được nhắc đến nhiều nhất. Với sự hỗ trợ của các công cụ này, trải nghiệm mua sắm của người dùng sẽ trở nên mới mẻ và thông minh hơn khi các tính năng như nhận diện hình ảnh, định giá, định vị vị trí cửa hàng… được ra đời.

Nhiều thương hiệu bán lẻ bắt đầu áp dụng AI trong quy trình mua sắm của khách hàng tại cửa hàng

Nhiều thương hiệu bán lẻ bắt đầu áp dụng AI trong quy trình mua sắm của khách hàng tại cửa hàng

5. Tính bền vững không chỉ dừng lại ở góc độ marketing

 

Tương đồng với người tiêu dùng, các công ty đã nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường và Trái Đất. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bền vững như thay thế chất liệu nhựa bằng vật liệu tái chế hoặc ứng dụng công nghệ tự động hóa sẽ hạn chế khí thải ra môi trường trong dây chuyền sản xuất…

Trong bối cảnh khuynh hướng tiêu dùng đại chúng đang bị lên án, các nhà bán lẻ ý thức rõ việc sản xuất theo cách bền vững sẽ giúp họ tương tác tốt với khách hàng hiện tại và tiếp cận khách hàng tiềm năng quan tâm đến môi trường. Việc áp dụng những bước tiến mới này sẽ sớm trở thành điều kiện cần và đủ của mỗi “người chơi” khi gia nhập thị trường này.

Yếu tố bền vững đang xâm nhập sâu vào quy trình tạo ra sản phẩm của nhiều doanh nghiệp

Yếu tố bền vững đang xâm nhập sâu vào quy trình tạo ra sản phẩm của nhiều doanh nghiệp

Bắt đầu từ năm 2020, ngành bán lẻ sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi trong cách vận hành và mối quan hệ với khách hàng. Không chỉ nằm ở bề nổi, những thay đổi này sẽ ăn sâu vào mọi quy trình của ngành hành này. Hy vọng rằng, bài viết này của LBC International đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những biến chuyển trong tương lai gần cũng như các xu hướng bán lẻ trong giai đoạn tới.