Những tác động tiêu cực của xã hội hiện đại, đặc biệt là công nghiệp thời trang đã đưa đến những mối lo ngại về môi trường. Trách nhiệm xã hội và tính minh bạch cấp tiến ngày càng được người tiêu dùng và các doanh nghiệp thời trang chú trọng, khi đây đang là ngành gây ô nhiễm thứ hai thế giới. Đọc ngay bài viết sau từ LBC International để cập nhật thông tin mới nhất về 2 xu hướng này và thiết kế hệ thống bán lẻ hiệu quả bền vững hơn nhé!
Phát triển bền vững là hướng phát triển tất yếu để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
1. Trách nhiệm xã hội và tính minh bạch cấp tiến là gì?
Theo thống kê của chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), ngành công nghiệp thời trang chiếm đến 10% tổng lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Đó là chưa kể đến lượng vải dư thừa thải ra trong quá trình sản xuất và quần áo cũ vứt ra môi trường.
Trách nhiệm xã hội (Corporate social responsibility – CSR) là cam kết của doanh nghiệp về phát triển bền vững cho các bên liên quan. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội bằng cách mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho khách hàng, đối tác, nhân viên và cộng đồng.
Tính minh bạch cấp tiến là sự trung thực, thẳng thắn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quản lý bán lẻ của doanh nghiệp. Đối với ngành thời trang, điều này được thể hiện ở sự rõ ràng, minh bạch của bản phân tích hàng may mặc từ trên “bàn giấy” cho đến thi công thực tế.
Trách nhiệm xã hội và tính minh bạch cấp tiến là hai yếu tố quyết định sự phát triển vững bền của doanh nghiệp và là cơ sở để đánh giá doanh nghiệp có đang bán lẻ hiệu quả hay không. Doanh nghiệp càng thể hiện được trách nhiệm xã hội và tính minh bạch tốt thì càng gây dựng được lòng tin vững chắc hơn trong lòng người tiêu dùng.
Trách nhiệm xã hội và tính minh bạch cấp tiến là 2 yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
2. Những xu hướng hiện nay
2.1. Xu hướng coi trọng trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững của thương hiệu thời trang Adidas
Adidas là thương hiệu thời trang rất được lòng giới trẻ trên toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên họ làm được như vậy, đó là bởi họ đã xác định rõ ràng trách nhiệm xã hội của mình và đã đảm đương trách nhiệm ấy rất tốt. Điển hình là sự hợp tác với Stella McCartney và Parley for the Oceans.
Adidas thực hiện hàng loạt các hành động để trở thành doanh nghiệp bền vững toàn cầu: loại bỏ 70 triệu túi nhựa mua sắm và thay vào đó là túi giấy trong các cửa hàng bán lẻ; đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng các tập đoàn Tiêu chuẩn Nhân Quyền doanh nghiệp; tạo ra 1 triệu đôi giày từ nhựa biển,…
Các hành động thiết thực đi kèm với tuyên bố: “Tại Adidas, niềm tin cốt lõi của chúng tôi là thông qua thể thao, chúng tôi có sức mạnh để thay đổi cuộc sống”, hãng đã tạo dựng thành công niềm tin với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Adidas cho ra đời dòng sản phẩm giày từ nhựa biển để khẳng định vai trò và trách nhiệm xã hội của thương hiệu
2.2. Xu hướng minh bạch thông tin cấp tiến – thời trang Everlane
Everlane – thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Mỹ đã làm rất tốt tính minh bạch cấp tiến. Với những tuyên bố về sứ mệnh của mình, hãng tìm mọi cách thực hiện và thông tin đến khách hàng để chứng minh rằng đó không phải những tuyên bố suông. Các hình ảnh, clip, thông tin bên trong nhà máy,… đều được chia sẻ với khách hàng trên trang web hay mạng xã hội.
Các tuyên bố của Everlane bao gồm: tìm kiếm những nhà máy có đạo đức nhất và nguồn nguyên liệu tốt nhất thế giới; cung ứng sản phẩm có chất lượng và độ bền hàng đầu; chia sẻ chi tiết “sự thật” đằng sau chiếc áo mang thương hiệu Everlane gồm các bước tiến hành từ nhập liệu, may mặc, vận chuyển và chi phí cụ thể cho từng giai đoạn. Khách hàng sẽ thấy mọi chi phí mà họ bỏ ra là xứng đáng.
Chính sự minh bạch và thực hiện tốt các cam kết là yếu tố tạo nên quá trình bán lẻ hiệu quả và gây dựng được lòng tin, sự yêu thích và trung thành tuyệt đối của khách hàng với Everlane.
Tính minh bạch trong giá bán được Everlane nhấn mạnh trong các kế hoạch truyền thông
3. Khởi nghiệp bền vững
Khởi nghiệp xanh hiện nay đang là xu hướng. Rất nhiều công ty khởi nghiệp quan tâm đến trách nhiệm xã hội và tính minh bạch cấp tiến, đó được coi là hướng đi hiệu quả giúp gia tăng lòng tin, niềm yêu thích thương hiệu, từ đó nâng cao doanh số và hiệu quả vận hành.
Ví dụ, công ty Fair Frank đang rất nỗ lực để tạo ra các sản phẩm thủ công nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của công nghiệp thời trang lên môi trường. Không chỉ vậy, họ cũng có những chương trình hỗ trợ cộng đồng ở châu Phi và hoạt động minh bạch, hướng tới thương mại công bằng.
Thương hiệu Kool and Konscious tin rằng mình có trách nhiệm chuyển đổi ngành công nghiệp thời trang. Hãng tìm cách cung cấp đa dạng các sản phẩm và vật liệu thân thiện với môi trường. Bằng việc áp dụng công nghệ AI trong công nghiệp thời trang, hãng đã có mang lại những kết quả tích cực cho môi trường, giảm bớt những hậu quả tiêu cực mà công nghiệp thời trang để lại.
Kool and Konscious định hướng rõ nét trách nhiệm xã hội của mình ngay từ khi bắt đầu doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội và tính minh bạch cấp tiến đang ngày càng trở nên quan trọng khi bạn muốn gây dựng lòng trung thành của khách hàng và kinh doanh hiệu quả hơn, đặc biệt trong ngành vốn để lại nhiều tác động xấu cho môi trường như thời trang.