Trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Quý Mão, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhờ làn sóng mua sắm và xu hướng chi tiêu mạnh tay của người tiêu dùng. Thị trường trên đà phục hồi và phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bán lẻ tăng trưởng nhanh chóng. Đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các đơn vị trực thuộc ngành. Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường ngành bán lẻ sau Tết Nguyên Đán và nhận định xu hướng phát triển của ngành trong năm 2023. Bài viết liên quan: Chuyện gì đang xảy ra trong chuyển đổi số ngành bán lẻ? Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ Nhà bán lẻ cần quan tâm đến các điều sau khi quyết định mở rộng và vận hành đa cửa hàng Thị trường bán lẻ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch 1. Những dự báo về kinh tế năm 2023 Lạm phát đang có xu hướng lan rộng trên phạm vi toàn cầu, biểu hiện qua việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Dù được nhận định là còn nhiều khó khăn nhưng 2023 vẫn sẽ là năm phục hồi của ngành bán lẻ sau đại dịch Covid - 19. Theo khảo sát của Vietnam Report, số doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch tại Việt Nam đã đạt trên 53,8%. Người tiêu dùng bắt đầu nới rộng chi tiêu hơn khi lạm phát bước đầu được kiểm soát Sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ đã đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế, mặc dù tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn. Tính đến hết năm 2022, hoạt động thương mại trong nước bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Cụ thể, trong ngành kinh doanh bán lẻ, các nhà bán lẻ đã rất nhanh nhạy chuyển hướng để có thể phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Các đơn vị bán lẻ ngày càng đầu tư vào công nghệ và nhân lực, tận dụng tốt các nền tảng website, mạng xã hội, thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ. Đây được xem là xu hướng của ngành bán lẻ trong thời gian tới, đặc biệt là với các mặt hàng như nông sản. Số hoá quản trị, hệ thống vận hành và phân phối của tương lai của ngành bán lẻ Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ còn chú trọng đến ứng dụng số vào quản trị, vận hành, logistics và phân phối, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Ngoài ra, sự mở rộng của các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường tiêu dùng Việt Nam cũng là một điểm đáng lưu ý trong năm 2023. Tóm lại, thị trường bán lẻ trong và ngoài nước vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách mạnh mẽ và ồ ạt trong năm 2023. Đây là thời điểm phục hồi thực sự của ngành sau đại dịch, là cuộc đua của tất cả các bên liên quan. 2. Yếu tố thúc đẩy sự hồi phục của ngành bán lẻ Nhiều tín hiệu cho thấy, sức mua của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh trong năm nay, nhiều hệ thống bán lẻ mở cửa trở lại và thậm chí là mở rộng quy mô. Sự hồi phục của ngành bán lẻ đến từ các yếu tố khác nhau, từ tăng trưởng thu nhập, nỗ lực kiềm chế lạm phát cho đến sự khôi phục các ngành liên quan như du lịch, lưu trú, vận tải. Quy mô thị trường tăng Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay có tổng quy mô thị trường là 142 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng lên mốc 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% vào tổng ngân sách quốc nội (GDP). Quy mô thị trường tăng cũng đồng nghĩa với việc tốc độ hồi phục của thị trường bán lẻ được đẩy nhanh. Quy mô thị trường tăng làm tăng tốc độ hồi phục của ngành bán lẻ Chương trình kích cầu được đẩy mạnh Các chương trình kích cầu tiêu dùng và tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt tại các địa phương, góp phần làm tăng nhu cầu mua sắm. Mặt khác, tâm lý tích cực của khách hàng cũng tạo điều kiện cho các ngành kinh doanh bán lẻ phục hồi, phát triển trong cả trung và dài hạn. Khuyến mại tập trung giúp kích cầu tiêu dùng hiệu quả Chính sách kết nối cung cầu và kiểm soát lạm phát Kết nối cung cầu được thực hiện tốt, giá cả hàng hoá ổn định phần nào giúp kiểm soát lạm phát, đồng thời tạo nguồn hàng ổn định giữa nhà sản xuất và hệ thống phân phối. Theo thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ năm 2022 đã tăng đến 21%, vượt xa mục tiêu tăng trưởng 8% của ngành. Nguồn cung hàng hoá và giá cả thị trường đang ở mức ổn định Sự phát triển của các ngành liên quan Một vấn đề còn tồn đọng trong ngành bán lẻ Việt Nam là hệ thống hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, kho chứa hàng hoá, trung tâm logistics…) chưa thể bắt kịp với nhu cầu phát triển. Điều này làm gia tăng chi phí thương mại, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường bán lẻ và gây ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng của thương mại trong nước. Hệ thống phân phối, logistic ngày càng được chú trọng hoàn thiện Tuy nhiên, trên đà phục hồi sau đại dịch Covid – 19, ngành bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng đáng kinh ngạc của các doanh nghiệp trong việc số hoá khâu quản trị, vận hành, logistics và phân phối. Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ còn tích cực mở rộng kênh bán hàng, kết hợp bán hàng truyền thống với bán hàng qua website, mạng xã hội hay thương mại điện tử. 3. Ứng dụng Retail Pro Prism trong quản lý và vận hành doanh nghiệp bán lẻ Retail Pro Prism mà giải pháp công nghệ toàn diện dành riêng cho ngành bán lẻ. Với các tính năng ưu việt, phần mềm có thể ứng dụng cho điểm bán hàng, chuỗi cửa hàng hay toàn bộ hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp. Với Retail Pro Prism, nhà quản trị có thể dễ dàng quản lý hoạt động của cửa hàng, hàng tồn kho, nhân sự, danh mục sản phẩm, danh sách khách hàng… Retail Pro Prism là giải pháp chuyên nghiệp và toàn diện cho hệ thống bán lẻ Retail Pro Prism được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia có thâm niên trong ngành. Tính chuyên môn và độ tin cậy của sản phẩm đã qua kiểm chứng, sẵn sàng làm hài lòng mọi khách hàng. Retail Pro Prism phù hợp cho các lĩnh vực như: công nghệ, đồ nội thất, mỹ phẩm, thời trang, trang sức, thú cưng… Thị trường bán lẻ sau Tết Nguyên Đán Quý Mão phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhiều yếu tố thúc đẩy. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ xu hướng thị trường, qua đó có thêm nhiều lợi thế khi cạnh tranh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm ngành bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.