Giá cả ngày nay đã không còn là chìa khóa để doanh nghiệp thành công nữa. Nếu không tạo được cho mình giá trị riêng và sự khác biệt riêng, công cụ giá cả có thể đẩy doanh nghiệp vào vòng xoáy của cạnh tranh bằng giá và điều này không hề bền vững. Trong quản lý bán lẻ, doanh nghiệp cần tìm cách nâng cao giá trị và bán giá trị cho khách hàng. Bài viết này từ LBC International sẽ cung cấp cho bạn một số cách để bán giá trị trong bán lẻ.
Bài viết liên quan:
Khách hàng nhận được giá trị lớn hơn số tiền mà họ bỏ ra
1. Sự khác nhau giữa giá cả và giá trị
Giá cả là số tiền mà khách hàng dùng để đổi lấy một sản phẩm, dịch vụ còn giá trị là những cảm nhận về lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ đó mang lại.
Nhiều người thường đánh đồng giá cả và giá trị vì họ cho rằng, khi bỏ ra một số tiền thì ta nhận được một giá trị tương ứng. Điều này không đúng hoàn toàn, bởi nếu giá cả là thứ cố định thì giá trị là thứ được cảm nhận và khác nhau với từng người. Rất ít trường hợp xảy ra sự cân bằng giữa giá cả và giá trị.
Giá cả và giá trị của một món hàng thường được xem là một, tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm
Khách hàng sẽ có sự cảm nhận được sự khác nhau giữa giá cả và giá trị. Bằng chứng là rất nhiều khi mua hàng, chúng ta cảm thấy lãng phí tiền vì giá trị của nó không xứng đáng với số tiền mình bỏ ra. Đó là lý do vì sao không phải cứ giá thấp thì sẽ bán được hàng. Điều quan trọng trong quản lý bán lẻ chính là coi trọng giá trị hơn giá cả. Cảm nhận của khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất.
2. Tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị sản phẩm
Không thể phủ nhận ảnh hưởng của giá cả trong bán lẻ nhưng nếu đặt bên cạnh giá trị thì nó nên được xếp thấp hơn. Một sản phẩm giá rẻ nhưng thường xuyên hỏng và phải thay mới sẽ gây mất hài lòng nhiều hơn một sản phẩm giá cao hơn nhưng sử dụng được lâu dài. Trong quản lý bán lẻ, để khách hàng hài lòng hơn thì điều chúng ta cần ưu tiên là giá trị.
Giá trị mang đến sự hài lòng cho khách hàng cao hơn giá cả
Làm thế nào đưa giá trị vào sản phẩm? Bạn phải cố gắng hiểu khách hàng, hiểu những nhu cầu, trăn trở, niềm đau hay ước mơ nào mà người tiêu dùng cần giải quyết thông qua mặt hàng này. Khi tìm được một mặt hàng có thể giải quyết được hết nhu cầu hoặc tháo gỡ hết những khó khăn của mình, khách hàng sẽ mua nó. Khi đó, bạn đang bán giá trị, chứ không phải thuyết phục khách hàng mua vì giá nữa.
Bài viết liên quan: 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 1)
3. Cách tách biệt giá trị khỏi giá cả
Giá trị càng tách biệt so với giá cả thì thương hiệu đó càng thành công hơn và có doanh thu cao hơn. Các thương hiệu xa xỉ vẫn luôn làm rất tốt điều này để quản lý bán lẻ. Nâng cao chất lượng tuy giúp ích cho việc đưa giá trị vào sản phẩm nhưng chưa thực sự giúp tách biệt giá trị với giá cả. Điều làm nên một chiếc Louis Vuitton đắt giá không phải vì chất lượng vải tuyệt vời mà là sự thời thượng, sang chảnh và đẳng cấp mà nó mang lại.
Những nhà bán lẻ thành công rất khéo léo sử dụng câu chuyện để tách biệt giá trị khỏi giá cả. Tất nhiên, điều này không hề dễ. Có 4 mẹo dưới đây có thể giúp bạn kể một câu chuyện hấp dẫn và có tính kết nối.
- Ngắn gọn: Câu chuyện dù hấp dẫn đến mấy chỉ nên ngắn dưới 1 phút.
- Chính xác: Kể một câu chuyện có thực, có thể là chính bạn, bạn bè hay khách hàng của bạn đã từng gặp phải.
- Có liên quan: Câu chuyện cần gắn kết với khách hàng và sản phẩm.
- Nêu quan điểm: Kết thúc câu chuyện, bạn phải chỉ rõ cho khách những lợi ích và cảm xúc tích cực nào họ sẽ có khi mua sản phẩm.
Trong thời trang, giá trị xuất phát từ tính thời thượng, xu hướng và đẳng cấp
Đọc thêm: 3 cách giúp giữ sự kết nối liên tục với khách hàng
4. Cách bán giá trị sản phẩm
4.1. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng
Trong quản lý bán lẻ, bạn cần đặc biệt chú trọng huấn luyện nhân viên bán hàng để họ có thể thấu hiểu, lắng nghe, quan sát và tìm ra động cơ sâu kín nhất cho việc mua hàng của khách hàng. Khi đó, nhân viên có thể giữ cho cuộc nói chuyện tập trung vào giá trị thay vì giá cả và hướng đến việc bán giá trị thay vì bán một sản phẩm đơn thuần.
4.2. Làm cho mỗi lần bán hàng trở thành mỗi lần bán giá trị
Mỗi khách hàng đều có những quan niệm riêng về giá trị sản phẩm. Nhiều người không muốn mua sản phẩm đắt vì họ không cảm nhận được sự khác biệt lớn về mặt giá trị. Khi đó, để bán giá trị cho khách hàng, nhân viên sẽ cần linh hoạt dựa trên phản hồi của khách, so sánh sản phẩm và sử dụng các chiến thuật xây dựng mối quan hệ để khách hàng nhận ra giá trị khác nhau giữa các mặt hàng.
4.3. Nắm bắt rõ sản phẩm được dùng thế nào trong những trường hợp cụ thể
Việc nắm bắt rõ sản phẩm được dùng thế nào trong từng trường hợp cụ thể kết hợp với hiểu khách hàng, hiểu động cơ sâu kín của họ cho phép bạn bán giá trị tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các chiến thuật xây dựng mối quan hệ, kết nối câu chuyện rồi thuyết phục khách mua hàng như một khoản đầu tư thay vì chi phí.
Hiểu rõ từng trường hợp sử dụng của sản phẩm giúp bạn bán giá trị tốt hơn
Giá cả bắt nguồn từ sản phẩm, còn giá trị bắt nguồn từ khách hàng. Mà những điều bắt nguồn từ khách hàng mới là khiến doanh nghiệp bền vững nhất. Đầu tư xây dựng giá trị về mặt lý tính lẫn cảm tính cho sản phẩm cũng chúng là đầu tư để phát triển trong dài hạn.