Thị trường bán lẻ luôn mang đầy yếu tố cạnh tranh và thách thức. Đặc biệt, với các nhà bán lẻ truyền thống, để có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn khác, họ đòi hỏi phải liên tục có sự cập nhật và đổi mới rất nhiều yếu tố. Một trong những giải pháp đưa ra cho vấn đề này chính là quản lý bán hàng bằng phần mềm quản lý dựa trên công nghệ RFID.
Thông qua bài viết dưới đây, LBC International sẽ cùng bạn tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về việc ứng dụng các phần mềm quản lý dựa trên RFID vào hệ thống kinh doanh nói chung và mô hình bán lẻ nói riêng.
Xem thêm:
- Quản lý tồn kho là gì và cách sử dụng báo cáo tồn kho trong doanh nghiệp bán lẻ?
- Lập kế hoạch phân loại trong bán lẻ: Cách tối đa khả năng sinh lời cho cửa hàng của bạn
Quản lý bán hàng thông qua các giải pháp phần mềm đang là một xu thế toàn cầu
1. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với công nghệ thông minh
Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng tăng đòi hỏi các cửa hàng kinh doanh luôn phải cập nhật và đổi mới không ngừng. Nhất là trong thời đại chỉ cần mở điện thoại hoặc click chuột là đã có thể mua sắm một mặt hàng nào đó.
Chính vì thế, không chỉ ở những trung tâm thương mại lớn, mà ngay cả các cửa hàng bán lẻ truyền thống đều đã và đang bắt đầu ứng dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống kinh doanh của mình.
Sự phát triển của công nghệ giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Đặc biệt, với sự phát triển của internet vạn vật – IoT (Internet of Things), việc cá nhân hóa hành trình mua hàng và đồng nhất dữ liệu khách hàng trong thời gian thực càng trở nên dễ dàng hơn.
Cùng lúc đó, sự xuất hiện của RFID đã thật sự mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực quản lý bán hàng với những lợi ích đi kèm gần như vô tận.
2. Khả năng của RFID trong ngành bán lẻ
Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) hay còn được gọi là công nghệ “nhận dạng qua tần số vô tuyến”. Công nghệ này dựa vào kỹ thuật quét đọc thông tin thông qua hệ thống thu – phát sóng vô tuyến từ xa và không cần bất kỳ sự tiếp xúc vật lý hay cơ học nào. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công công nghệ này vào hệ thống bán lẻ của mình, điển hình có thể kể đến 3 trường hợp dưới đây.
2.1 Kệ thông minh
Với những tiện ích từ kệ thông minh, các nhà bán lẻ có thể dễ dàng kiểm tra và theo dõi hàng hóa tồn kho theo thời gian thực. Đồng thời, bạn cũng có thể lập kế hoạch dự trữ hàng một cách hợp lý và khoa học dựa theo những dữ liệu mà kệ thông minh lưu trữ. Nói cách khác, kệ thông minh hỗ trợ các nhà bán lẻ trong quản lý bán hàng, giúp họ tiết kiệm được nhân lực lẫn thời gian.
Kệ thông minh giúp các nhà bán lẻ tiết kiệm được nhân lực lẫn thời gian
Những tính năng mà kệ thông minh mang lại bao gồm:
- Theo dõi khách hàng tốt hơn: Dựa vào tần số tương tác của khách hàng với các sản phẩm trên kệ mà các cửa hàng có thể biết được tiềm năng tiêu thụ của một loại mặt hàng.
- Điều chỉnh giá theo thời gian thực: Giá cả luôn là một yếu tố đóng vai trò cốt lõi trong kinh doanh. Việc linh hoạt điều chỉnh giá cả khi có sự biến động về thị trường, sai sót của con người hoặc dựa trên hành vi mua hàng của khách hàng sẽ giúp các cửa hàng tạo ra được những “đòn bẩy” cần thiết đối với các đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng: Tương tự khi mua sắm trực tuyến, nhờ vào ứng dụng của RFID thông qua kệ thông minh, khách hàng hoàn toàn có thể biết được các thông tin chi tiết của sản phẩm, bao gồm: nơi sản xuất, ngày sản xuất, thành phần, xuất xứ… mà không cần phải tốn công hoặc e ngại việc hỏi nhân viên bán hàng.
2.2 Gương thông minh
Nhờ vào công nghệ RFID, gương thông minh giúp khách hàng có thể biết được tất cả các kích thước, màu sắc hoặc chủng loại của một mặt hàng nhất định.
Thông qua việc cá nhân hóa dữ liệu, gương thông minh có thể so sánh hoặc đề xuất thêm các loại sản phẩm tương tự mà khách hàng có thể quan tâm, cũng như đưa ra một số phản hồi khi khách hàng đang dùng thử, mua hàng hoặc bỏ qua sản phẩm đó.
Cá nhân hóa dữ liệu mang lại nhiều trải nghiệm đa dạng
2.3 Những ứng dụng khác
Bên cạnh những tiện ích từ kệ thông minh thì RFID còn được ứng dụng trong công nghệ phát hiện và cảm biến vị trí cũng như phân tích video dựa trên việc kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), bluetooth hoặc WiFi…
Tất cả những ứng dụng trên đều hướng vào mục tiêu chính là phát triển phần mềm quản lý dựa trên dữ liệu cá nhân hóa các trải nghiệm của người dùng tại các cửa hàng hoặc bất kỳ mô hình kinh doanh nào.
Công nghệ RFID được ứng dụng trong quản lý kho hàng
3. Thách thức
Trên thực tế, dù sử dụng bất kì phương pháp công nghệ nào thì việc thu thập dữ liệu luôn mang lại những rủi ro nhất định về quyền riêng tư.
Các doanh nghiệp thực hiện thu thập hoặc sở hữu dữ liệu bắt buộc phải tuân thủ các quy định của nước sở tại hoặc thế giới về bảo mật thông tin. Dù vậy, với nhiều doanh nghiệp, lợi ích có được từ việc thu thập và quản lý dữ liệu người dùng rõ ràng lớn hơn rất nhiều so với rủi ro mà nó mang lại.
Ngoài ra, việc nắm một lượng lớn dữ liệu đòi hỏi các công ty phải đối mặt với việc gia tăng chi phí cũng như thời gian để xử lý nguồn dữ liệu đó. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì những vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết một cách dễ dàng trong tương lai.
Áp dụng công nghệ vào quản lý bán hàng vẫn có một số rủi ro nhất định
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng và sôi động. Đặc biệt, thị trường này ngày càng trở nên cạnh tranh và thử thách hơn khi hành vi mua sắm của người dùng đang dần thay đổi theo hướng công nghệ hóa.
Đứng trong bối cảnh đó, để doanh nghiệp hoặc cửa hàng không nằm ngoài “dòng chảy công nghệ”, các nhà bán lẻ phải linh hoạt và chủ động cập nhật các ứng dụng công nghệ vào hệ thống quản lý bán hàng của mình.
LBC International là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp toàn diện Retail Pro Prism dành riêng cho các doanh nghiệp bán lẻ. Để hiểu thêm về giải pháp bán lẻ sáng tạo và hiệu quả này, hãy liên hệ với LBC International ngay từ bây giờ!