Tìm hiểu ngay 7 làn sóng công nghệ mới ngành bán lẻ

Đăng bởi jlngrqbh vào 03/07/2021

Trong bối cảnh Internet vạn vật (IoT) có rất nhiều mô hình giải pháp công nghệ như phần mềm quản lý đơn hàng, quản lý kho, tích hợp,… liên tục được phát triển và ra đời. Việc làm thế nào để chọn được xu hướng công nghệ phù hợp với doanh nghiệp và không bị lỗi thời thì không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Bài viết dưới đây của LBC International cung cấp thông tin về 7 xu hướng công nghệ được ưa chuộng trong ngành bán lẻ năm 2021. Doanh nghiệp có thể tham khảo để có một góc nhìn tổng quát hơn về các xu hướng hiện đại.

Bài viết liên quan:

Các phần mềm quản lý đơn hàng là một phần của xu hướng công nghệ trong ngành bán lẻ ngày nay

Các phần mềm quản lý đơn hàng là một phần của xu hướng công nghệ trong ngành bán lẻ ngày nay

1. Giải pháp cho phép khách hàng nghiên cứu và tìm được thông tin trước khi đến cửa hàng

Trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19, rất nhiều người mang tâm lý e ngại di chuyển nhiều và thường hạn chế phải ra ngoài để mua sắm.

Do đó, khách hàng bắt đầu có thói quen và xu hướng tra cứu thông tin về hàng hóa trước khi ghé cửa hàng. Như vậy, họ sẽ không mất thời gian tốn công vô ích khi đến cửa hàng mà lại không mua được món đồ mình muốn.

Vì thế, điều doanh nghiệp cần phải làm chính là cố gắng áp dụng các giải pháp công nghệ để có thể dễ dàng tiếp cận được với khách hàng trên internet. Khi họ có ý định tìm kiếm trên internet, đặc biệt là mạng xã hội, nếu thông tin về hàng hóa và doanh nghiệp của bạn dễ tìm thấy, bạn sẽ có ưu thế hơn rất nhiều.

Rất nhiều người có thói quen tra cứu thông tin trước khi mua sắm

Rất nhiều người có thói quen tra cứu thông tin trước khi mua sắm

2. Hệ sinh thái bán lẻ

Ngày nay, để điều hành một doanh nghiệp bán lẻ cần có những công cụ hỗ trợ nhất định. Đó có thể là các máy POS, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý đơn hàng, phần mềm lưu trữ thông tin khách hàng…

Trên thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ khó mà tìm được một giải pháp phần mềm nào có thể bao quát tất cả những công cụ trên. Do vậy, họ thường sẽ phải sử dụng đồng thời rất nhiều công cụ và phần mềm kinh doanh khác nhau.

Sự kết hợp và bổ trợ cho nhau giữa những công cụ phần mềm trên sẽ tạo nên một hệ sinh thái bán lẻ trong chính doanh nghiệp, giúp họ dễ dàng hơn trong việc quản lý công việc kinh doanh cũng như tăng khả năng mở rộng khách hàng và doanh thu.

Các công cụ và giải pháp phần mềm đang đóng vai trò rất lớn đến thành công của một nhà bán lẻ

Các công cụ và giải pháp phần mềm đang đóng vai trò rất lớn đến thành công của một nhà bán lẻ

3. Công nghệ thương mại tự động hóa

Về cơ bản, thương mại tự động hóa có nghĩa là quá trình tự động hóa trong suốt hành trình mua hàng. Quá trình tự động hóa này có thể bao gồm:

3.1 Mua hàng tự động

Có rất nhiều cửa hàng áp dụng hệ thống bán hàng tự động nhằm giúp khách hàng có thể mua sắm các loại đồ dùng hoặc thực phẩm mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhân viên thu ngân hoặc nhân viên bán hàng.

Máy bán hàng tự động không hề xa lạ với nhiều người

Máy bán hàng tự động không hề xa lạ với nhiều người

3.2 Tự động hóa tiếp thị

Việc tự động hóa trong tiếp thị (marketing) giúp các nhà bán lẻ kịp thời củng cố niềm tin của khách hàng cũng như duy trì mối liên kết giữa người mua hàng với doanh nghiệp.

Chẳng hạn, đối với khách hàng thường xuyên mua hàng, hệ thống sẽ gửi đến họ mã giảm giá hoặc ưu đãi. Trong khi đó, nếu khách hàng đã hơn 3 tháng không mua hàng tại doanh nghiệp, hệ thống sẽ gửi email hoặc thông báo “nhắc nhở”, hoặc đề xuất những sản phẩm, chương trình giảm giá,… nhằm lôi kéo họ mua hàng.

Tự động hóa tiếp thị giúp doanh nghiệp không bị “lãng quên”

Tự động hóa tiếp thị giúp doanh nghiệp không bị “lãng quên”

Dù vậy, việc có thể duy trì sự tương tác thường xuyên với khách hàng đòi hỏi nhà bán lẻ phải có một nguồn thông tin, dữ liệu lưu trữ đủ lớn về khách hàng của họ, thông qua các phần mềm quản lý kinh doanh, quản lý đơn hàng hay giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng…

3.3 Tự động hóa quy trình

Tự động hóa quy trình trong một doanh nghiệp có thể được thể hiện qua việc đánh số thứ tự tự động, xác minh ID của khách khi mua các mặt hàng đặc biệt như bia, rượu, thuốc lá, hay tự động cập nhật số lượng tồn kho đồng bộ cả mua hàng trực tuyến và mua hàng tại chỗ,…

Tự động hóa quy trình giúp cửa hàng tạo được hình ảnh chuyên nghiệp

Tự động hóa quy trình giúp cửa hàng tạo được hình ảnh chuyên nghiệp

4. Nền tảng tập trung vào sự tương tác ảo với khách hàng

Khi dịch COVID-19 xảy ra, do các quy định bắt buộc về “không tiếp xúc” mà nhu cầu tương tác giữa người với người thông qua các tiện ích công nghệ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nắm bắt được điều này, rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng các giải pháp công nghệ, nhằm giúp gia tăng sự tương tác giữa họ với khách hàng trong thời buổi dịch bệnh.

Thay vì tổ chức các buổi ra mắt sản phẩm trực tiếp, giờ đây công nghệ đã có thể giúp mọi người dễ dàng xem, học, giao lưu, họp hay thảo luận với nhau từ xa chỉ thông qua một thiết bị như điện thoại hay máy tính có kết nối internet.

Tương tác ảo từ xa giúp doanh nghiệp duy trì được liên kết với khách hàng

Tương tác ảo từ xa giúp doanh nghiệp duy trì được liên kết với khách hàng

5. Thanh toán không tiếp xúc

Sự xuất hiện của dịch COVID-19 đã thúc đẩy loại hình công nghệ này phát triển một cách nhanh chóng. Các tên gọi như “thanh toán một chạm”, “thanh toán di động”, “thanh toán không dùng tiền mặt”… dần trở nên phổ biến tại các cửa hàng. Có hơn 82% người được hỏi tin rằng thanh toán không tiếp xúc là cách thanh toán sạch hơn nhiều so với các hình thức khác.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các máy POS, hệ thống thiết bị đầu cuối hoặc các phần mềm xử lý thanh toán khác đang cho thấy sự gia tăng không ngừng việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực bán lẻ trên khắp thế giới.

Thanh toán không tiếp xúc đang là xu hướng trên thế giới

Thanh toán không tiếp xúc đang là xu hướng trên thế giới

6. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Ngày nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có ứng dụng vô cùng to lớn trong lĩnh vực bán lẻ. Sử dụng trí tuệ nhân tạo đúng cách sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc dự báo xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định thông minh hơn nhằm thu hút và giữ chân các khách hàng.

Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ rất lớn trong việc dự báo xu hướng thị trường

Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ rất lớn trong việc dự báo xu hướng thị trường

7. Nền tảng quản lý và thực hiện đơn hàng

Khách hàng thường đánh giá chất lượng của một cửa hàng không chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác, bao gồm thái độ phục vụ, quy trình bán hàng, vận chuyển, chăm sóc khách hàng… Trong đó, yếu tố quản lý và xử lý đơn hàng đóng một vai trò rất quan trọng.

Mỗi doanh nghiệp bán lẻ đều nên có một giải pháp quản lý và xử lý đơn hàng

Mỗi doanh nghiệp bán lẻ đều nên có một giải pháp quản lý và xử lý đơn hàng

Đó cũng chính là lý do mà Retail Pro Prism ra đời. Giải pháp toàn diện này đặc biệt hữu ích trong việc giúp doanh nghiệp quản lý tất cả hoạt động của nhà bán lẻ. Từ mua – bán hàng, vận chuyển, quản lý kho cho đến quản lý nhân viên, khách hàng. Khi sử dụng Retail Pro Prism, doanh nghiệp có được một giải pháp tích hợp nhiều nền tảng, góp phần tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Ngoài ra, phần mềm này cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản trị mối quan hệ với khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể duy trì sự thấu hiểu và tương tác với khách hàng của mình thông qua nguồn dữ liệu được lưu trữ sẵn. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý toàn diện cho hệ thống bán lẻ của mình, hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ!