3 cách giúp giữ sự kết nối liên tục với khách hàng

Đăng bởi lbc vào 29/10/2020

Sở hữu lợi thế quy mô dân số đông và mật độ lớn nên ngành bán lẻ đã liên tục phát triển không ngừng tại thị trường Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2019, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước đạt gần 162 tỷ USD, tương đương 3.751 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 12,7% so với năm 2018.

Nhờ vào sự phát triển và ra đời của các nền tảng công nghệ hiện đại, ngành bán lẻ bắt đầu được số hoá. Đây có thể xem là mặt vừa tích cực nhưng cũng vừa khó khăn vì bạn khó có cơ hội kết nối và giữ chân những khách hàng tiềm năng. Vì thế, để quản lý bán lẻ hiệu quả, bạn cần biết cách để giữ được sự gắn kết với khách hàng của mình.

Thị trường ngành bán lẻ hiện nay đang phát triển rất năng động

Thị trường ngành bán lẻ hiện nay đang phát triển rất năng động

1. Giao tiếp thường xuyên với nhóm khách hàng mục tiêu

Một trong những chìa khóa dẫn đến các chiến lược thu hút khách hàng thành công là tương tác với họ một cách thường xuyên. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống có lợi thế ở điểm này hơn vì được gặp trực tiếp khách hàng của mình, họ có thể hỏi thăm và tư vấn tận tình hơn, từ đó hình thành nên mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng.

Ngược lại, các cửa hàng bán lẻ trực tuyến khó làm được điều này vì hiếm có cơ hội được gặp khách hàng trực tiếp. Vậy nên để giữ mối quan hệ khách hàng tốt, thay vì chỉ đơn thuần là tư vấn cho khách khi khách cần, hướng dẫn khách khi khách thắc mắc thì chủ cửa hàng hãy chủ động làm những điều này.

Giao tiếp thường xuyên với khách hàng giúp tạo mối quan hệ thân thiết

Giao tiếp thường xuyên với khách hàng giúp tạo mối quan hệ thân thiết

Với sự nhanh nhạy của công nghệ, bạn không cần tốn nhiều thời gian mà vẫn có thể tương tác với khách hàng của mình thường xuyên, bằng các cách đơn giản như gửi tin nhắn về các chương trình ưu đãi sắp tới, gửi email newsletter,… hoặc khi khách đã mua hàng, hãy nhắn tin để hỏi xem khách có hài lòng khi dùng dùng sản phẩm không.

Bằng những cách nắm bắt tâm lý và giữ chân khách hàng trên, việc quản lý bán lẻ hiệu quả sẽ trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc và sắp xếp tần suất đăng bài hay nhắn tin cho khách hàng. Vì nếu xảy ra quá nhiều sẽ gây phản tác dụng và thậm chí có thể khiến họ cảm thấy khó chịu.

2. Xây dựng chiến lược nội dung đa dạng

Content – nội dung trong thời đại số trở thành chìa khóa nắm giữ thành công cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, cửa hàng trong ngành bán lẻ. Vì vậy, nếu biết cách xây dựng chiến lược nội dung hợp lý, phong phú và đánh đúng vào tâm lý khách hàng chắc chắn sẽ giúp bạn tăng được doanh số bán hàng và cải thiện hiệu quả quản lý bán lẻ.

Content đóng vai trò quyết định sự thành công của ngành bán lẻ

Content đóng vai trò quyết định sự thành công của ngành bán lẻ

Hãy thử tưởng tượng khi bạn truy cập vào website của một thương hiệu chỉ toàn các bài đăng về khuyến mãi và quảng cáo, bạn có cảm thấy nhàm chán không?

Khách hàng cũng thế! Với tâm lý là người đi mua hàng, việc quảng cáo và khuyến mãi quá nhiều sẽ dễ khiến họ cảm thấy hoài nghi họ hay nghiêm trọng hơn là bị lừa dối. Thế nên, các doanh nghiệp bán lẻ nên biết xây dựng chiến lược nội dung trên nhiều nền tảng và tập trung vào cung cấp những thông tin bổ ích.

Bạn nên kết hợp bài đăng chia sẻ thông tin về sản phẩm, các bài viết chia sẻ cảm nhận của khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm và xen kẽ đó là những thông tin về tin tức, kiến thức, giải trí. Với lượng thông tin hấp dẫn, đa dạng hình thức truyền tải sẽ giúp website của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều lượt khách hàng hơn và tăng lượng khách hàng trung thành của mình.

da-dang-noi-dung-la-yeu-to-co-ban-de-thu-hut-nguoi-doc

Đa dạng nội dung là yếu tố cơ bản để thu hút người đọc

3. Đa dạng hóa kênh bán hàng và mạng xã hội

Theo thống kê, xu hướng tăng trưởng thương mại điện tử đã đạt hơn 24% mỗi năm nhờ vào số người dùng điện thoại thông minh tăng lên đột biến. Công nghệ thông tin đã tạo cơ hội cho xu hướng mua hàng online trên di động bùng nổ. Vậy nên, để tăng doanh thu cho cửa hàng và hiệu quả quản lý bán lẻ, bạn cần biết cách kết hợp đa kênh.

Thuật ngữ “bán lẻ đa kênh” dần trở nên phổ biến theo thời gian và trở thành phương châm hoạt động của nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Giờ đây, bạn không chỉ đơn thuần kinh doanh tại các cửa hàng vật lý mà còn trên cả các nền tảng trực tuyến.

Tại cửa hàng truyền thống, bạn có thể trao đổi những thông tin chi tiết hơn với khách hàng, dễ nắm bắt được tâm lý, cảm xúc của họ khi mua hay sử dụng sản phẩm để từ đó điều chỉnh được chiến lược buôn bán của mình.

Bán lẻ đa kênh tiếp cận được lượng khách hàng lớn hơn

Bán lẻ đa kênh tiếp cận được lượng khách hàng lớn hơn

Với nền tảng trực tuyến, khách hàng có thể tự phục vụ, tự tìm hiểu về các thông tin sản phẩm, tự thêm sản phẩm vào giỏ hàng và đặt hàng. Cách mua sắm trên sàn thương mại điện tử cũng diễn ra tương tự.

Ngoài ra mua sắm trên các mạng xã hội cũng rất phổ biến. Trung bình mỗi ngày, một người dùng khoảng 1 – 3 giờ để lướt mạng xã hội, nhờ vậy mà việc tiếp cận với các cửa hàng online cũng nhiều hơn và lượt đặt mua cũng cao hơn. Theo báo cáo từ dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me cho biết, có đến 40 triệu người Việt đã tham gia mua sắm trực tuyến thông qua các kênh website, thương mại điện tử và mạng xã hội.

Có thể thấy, nếu doanh nghiệp của bạn có thể làm tốt việc tạo mối quan hệ khách hàng thì chắc chắn sẽ giúp nắm giữ trong tay lượng người tiêu dùng lớn với trung thành. Lắng nghe và đáp ứng được những điều khách hàng mong mỏi sẽ là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.